Lò nướng là thiết bị nhà bếp vô cùng tiện lợi với nhiều chức năng ưu việt giúp người nội trợ cho ra đời các món ăn ngon, đảm bảo từ hình thức đến chất lượng. Nhưng dùng lò nướng mỗi ngày, bạn có chắc mình đã hiểu hết về sản phẩm này chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể sử dụng lò nướng đúng cách và hiệu quả nhé.
Lò nướng là thiết bị nhà bếp vô cùng tiện lợi với nhiều chức năng ưu việt giúp người nội trợ cho ra đời các món ăn ngon, đảm bảo từ hình thức đến chất lượng. Nhưng dùng lò nướng mỗi ngày, bạn có chắc mình đã hiểu hết về sản phẩm này chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể sử dụng lò nướng đúng cách và hiệu quả nhé.
1. Lò nướng có chức năng rã đông không?
Chức năng chính của lò nướng là thực hiện các món nướng. Ngoài ra, lò còn có khả năng rã đông thực phẩm, nó hoạt động bằng cách truyền nhiệt vào thực phẩm để thực phẩm tan băng một cách nhanh chóng.
2. Lò nướng có chế độ tự làm sạch không?
Hầu hết các lò nướng hiện đại đều có chức năng tự làm sạch. Với khả năng tự động làm sạch sẽ giúp cho lò nướng của bạn luôn sạch sẽ, sáng bóng. Tuy nhiên, ở mỗi loại lò sẽ có chế độ làm sạch và cách sử dụng khác nhau nhưng thông thường lò có chế độ làm sạch như: nhiệt phân pryotic, công nghệ Hydroclean, làm sạch bằng hơi nước…
3. Sử dụng khay nướng như thế nào là hợp lý?
Khay trên cùng có nhiệt độ cao nhất dùng để nướng nhanh và nướng các loại thịt có độ dày lớn. – Khay giữa cho phép bạn nướng ở nhiệt độ vừa phải với những lát thịt mỏng. – Khay dưới cùng nhiệt độ sẽ là thấp nhất dùng để nướng các loại thực phẩm còn dư ở bữa ăn trước.
4. Dùng lò nướng có tốn điện năng không?
Công suất tiêu thụ tùy thuộc nhiều thời gian chế biến món ăn và thể tích của lò nướng. Kích thước càng lớn thì chiếc lò cần tiêu thụ điện năng càng cao.
Nhưng bạn cũng không cần phải quá lo lắng, vì lượng điện tiêu thụ trong 1 giờ nấu liên tục đối với một chiếc máy nướng chỉ dao động từ 1,8 - 2 kWh. Đó là một con số khiêm tốn so với chức năng tuyệt vời của chiếc lò nướng.
5. Cần những phụ kiện gì khi sử dụng lò nướng?
Khay nướng (được làm bằng nhiều chất liệu: thủy tinh, nhôm có tráng men), vĩ nướng, khay hứng mỡ, xiên, tay cầm, que nướng. Một số đời máy còn có que thăm thịt - một cảm biến đặc biệt sẽ cho phép bạn kiểm tra độ chín của thịt như thế nào bằng cách cài đặt nhiệt độ nướng tùy ý.
6. Tại sao lò nướng không tăng nhiệt độ?
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, tuy nhiên, có thể thấy 2 lý đo đó là do đánh lửa hoặc với lò nướng điện, gas thì các bộ phận làm nóng có thể mài mòn.
7. Tại sao thực phẩm không chín đều trong lò nướng?
Nếu nướng bánh hay nấu một món ăn nhưng khi ra lò bánh không chín đều hay từng phần của thực phẩm chín, hoặc còn sống… Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do lò không nóng tới nhiệt độ cài đặt hoặc do cảm biến nhiệt, hoặc do bạn đặt kệ nấu chưa đúng vị trí… Vì vậy bạn cần kiểm tra lại bộ cảm biến, vị trí đặt đồ nướng, hoặc do kích thước thực phẩm lớn cần được thay đổi khi nướng để đặt được nhiệt lượng đều nhau.
8. Để có thể nướng được nhiều loại thực phẩm khác nhau, lò nướng cần tối thiểu những điều kiện nào?
Một chiếc lò nướng cần tối thiểu các điều kiện sau đây:
- Có hai chế độ lửa (lửa trên và lửa dưới), có thể điều chỉnh được hai chế độ này (chỉ bật 1 lửa trên, 1 lửa dưới hoặc 2 lửa đồng thời)
- Có nút điều chỉnh nhiệt độ
- Dung tích không quá nhỏ, tối thiểu nên từ 30Lít trở lên.
9. Chất liệu dụng cụ cho vào lò nướng có cần lưu ý gì không?
Nên sử dụng khay, khuôn nướng bằng kim loại như nhôm, gang, inox chịu nhiệt và các loại hộp bằng thủy tinh chuyên dụng cho lò nướng.
Không nên sử dụng hộp nhựa, hộp xốp, nilon để đựng thức ăn cho vào lò nướng bởi các đồ dùng này không chịu được nhiệt cao, dễ phản ứng với thức ăn không an toàn cho sức khỏe.
10. Vệ sinh lò nướng như nào là chính xác nhất?
* Đối với lò nướng có chức năng tự làm sạch:
- Gỡ bỏ các khay/vỉ nướng rồi đặt chúng vào chậu có pha sẵn nước với dung dịch rửa chén/bát
- Đóng cửa lò và bật chế độ tự làm sạch lên. Lò sẽ được đun nóng trong khoảng nhiệt độ 430 - 480 °C (hay 800 - 900 °F). Thời gian làm sạch từ 2 – 6 giờ tùy theo lò
- Sau khi lò kết thúc quá trình tự làm sạch, bạn để lò nguội trong 2 giờ. Bước tiếp theo bạn dùng bàn trải hoặc cọ để quét tro than ra ngoài rồi lau lại mặt trong lò bằng khăn ướt.
- Cuối cùng, dùng một khăn sạch khác kết hợp với dung dịch vệ sinh nhà bếp để lau lại mặt trong cùng cửa kính của lò.
*Đối với các lò nướng thông thường khác:
- Gỡ bỏ các khay/vỉ nướng rồi đặt chúng vào chậu có pha sẵn nước với dung dịch rửa chén/bát
- Pha 1 lít nước với 4 thìa baking soda, lắc đều để hoà tan bột với nước.
- Phun dung dịch tẩy rửa trên vào trong thành lò. Chú ý các góc hoặc những vị trí có nhiều chất bám dính, cho đến khi nào lớp than (carbon) bị tan đi hết.
- Chờ khoảng 1 giờ để các vết bẩn bong hết. Sau đó dùng các loại đồ nạo để quét ra khỏi lò rồi dùng bàn chải làm sạch toàn bộ lò.
- Cuối cùng, dùng khăn tẩm nước giấm để lau lần cuối
Nếu các bạn có những câu hỏi, thắc mắc khác thì hãy liên hệ với Bepnk.vn để được hỗ trợ và giải đáp một cách nhanh nhất nhé!